Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Cuộc đời và thơ - Louise Glück


Louise Elisabeth Glück (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1943) – nhà thơ và nhà viết tiểu luận người Mỹ đoạt giải Nobel Văn học năm 2020 “vì giọng thơ không thể nhầm lẫn bằng vẻ đẹp nghiêm khắc làm cho sự tồn tại cá nhân trở nên phổ quát”. Trước khi được trao giải Nobel Văn học bà đã giành được nhiều giải thưởng văn học lớn ở Hoa Kỳ, bao gồm Huy chương Nhân văn Quốc gia, Giải thưởng Pulitzer, Giải William Carlos Williams của Hiệp hội thơ ca Mỹ, Giải thưởng Sách Quốc gia, Giải thưởng Hội Nhà phê bình Sách Quốc gia, Giải thưởng Bollingen và nhiều giải thưởng khác.
 
Tiểu sử
Louise Glück sinh ở New York trong một gia đình Do Thái có nguồn gốc Nga (từ mẹ) và Hungary (từ cha). Cha là doanh nhân Daniel Glück (1905–1985), người cùng với anh rể thành lập công ty sản xuất dao và được cấp bằng sáng chế cho dao X-Acto, mẹ là bà nội trợ Beatrice Glück (nhũ danh Grosby, 1909–2011). Chị cả Susana (1941) qua đời trước khi sinh Louise, em gái Teresa Glück (1945–2018), Phó Chủ tịch ngân hàng Citibank, nhà văn, mẹ của nữ diễn viên Abigail Savage. Ngay từ thời thơ ấu, Glück đã được cha mẹ cho học về Thần thoại Hy Lạp và những câu chuyện cổ điển như cuộc đời của Trinh nữ xứ Orléans. Bà bắt đầu làm thơ từ khi còn nhỏ.
 
Thời niên thiếu  Louise mắc chứng biếng ăn tâm thần rất trầm trọng. Năm 1961, bà tốt nghiệp trường trung học George W. Hewlett ở Hewlett, New York nhưng vì điều kiện sức khỏe nên không thể vào đại học. Cho đến năm 1968 bà được điều trị bằng phân tâm học, đồng thời tham dự các lớp học cũng như các cuộc hội thảo về thơ ở Cao đẳng Sarah Lawrence. Trong các năm từ 1963 đến 1965 bà học tại Đại học Columbia, nơi giáo viên của bà là Léonie Adams và Stanley Kunitz.
 
Sau khi rời trường Columbia mà không có bằng cấp, Glück kiếm sống bằng công việc thư ký. Bà kết hôn với Charles Hertz, Jr., vào năm 1967. Cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly hôn. Năm 1968, Glück xuất bản tập thơ đầu tiên “Con đầu lòng" (Firstborn) và đã nhận được một số sự chú ý tích cực của giới phê bình. Năm 1971, bà trở thành giáo viên dạy thơ tại Đại học Goddard ở Vermont. Những bài thơ bà viết trong thời gian này được tập hợp trong cuốn sách thứ hai “Ngôi nhà trên đầm" (The House on Marshland, 1975), được nhiều nhà phê bình coi là tác phẩm đột phá, báo hiệu “sự khám phá ra một giọng thơ đặc biệt”.
 
Louise Glück bắt đầu hẹn hò với đồng nghiệp đại học John Dranow, năm 1973 con trai của họ ra đời, năm 1977 họ hợp pháp hóa mối quan hệ nhưng cuộc hôn nhân này cũng nhanh chóng tan vỡ. Năm 1984, bà trở thành giảng viên cao cấp của khoa tiếng Anh tại trường Cao đẳng Williams, Massachusetts. Sau đó, bà tiếp tục là giáo sư thỉnh giảng tại các trường đại học Stanford, Boston và Iowa.
 
Hiện tại bà sống ở Cambridge, Massachusetts.

Đến thời điểm hiện tại chúng tôi đã dịch 36 bài thơ của Louise Glück ra tiếng Việt, một khối lượng vừa đủ để đưa vào Tuyển tập “37 Nhà thơ đoạt giải Nobel” mà chúng tôi đã dịch hàng chục năm nay. 36 bài thơ này được dịch từ nhiều tập thơ khác nhau nhưng nhiều nhất là từ tập “Hoa diên vĩ hoang” – một tập thơ bao gồm 54 bài độc thoại của người phụ nữ làm vườn, của các loài hoa, của Chúa Trời hay các vị thần. Giọng nói mang những thông điệp khác nhau, những kiến thức khác nhau về thế giới, đôi khi mâu thuẫn gay gắt với nhau, nhưng đôi khi không dễ để phân biệt giữa chúng. Chỉ có độc thoại – không có người dẫn chuyện. Thời gian từ sáng đến đêm, từ xuân đến đông, từ sinh đến tử. Vẻ đẹp và bi kịch của cuộc đời đi bên nhau. Tâm lý học tinh tế, phong cách đơn giản. Theo đánh giá của các nhà phê bình, đây là cuốn thơ hay nhất của bà – đoạt giải Pulitzer và giải William Carlos Williams của Hiệp hội thơ ca Mỹ.

Một số địa danh trìu tượng hoặc tên một số loài hoa chưa có tên chính xác bằng tiếng Việt thì chúng tôi không dịch mà để như nguyên bản, thí dụ như: Presque isle; Lamium; Witchgrass… đã đành “witch” là phù thủy, “grass” là cỏ thì dịch là “cỏ phù thủy” nghe cũng có lý, tuy nhiên như đã nói, tiếng Việt vẫn chưa có tên gọi chính xác cho loài cỏ này nên chúng tôi không dịch. Phần chú thích cũng dùng rất hạn chế. Thứ nhất, chúng tôi tôn trọng sự tìm tòi của bạn đọc, mặt khác, hầu hết những nhân vật của Thần thoại Hy Lạp, của Homer đã rất nổi tiếng và chúng tôi cũng đã nhiều lần chú thích ở các nhà thơ khác từng dịch trước đây, mà đặc biệt chú thích nhiều và tỉ mỉ nhất trong tác phẩm “Thần Khúc” của Dante.

Và cuối cùng, một thống kê nho nhỏ nhưng cũng cho thấy đôi điều thú vị. Louise Glück trở thành nữ thi sĩ đầu tiên nhận được giải Nobel Văn học kể từ khi nữ thi sĩ người Ba Lan Wislawa Szymborska nhận giải này vào năm 1996. Ngoài ra, cùng với Alice Munro, Svetlana Alexievich và Olga Tokarczuk, bà là người phụ nữ thứ tư nhận giải Nobel Văn học trong một thập kỷ, và là người thứ mười sáu trong lịch sử của giải thưởng này. Cùng với Alice Munroe, Bob Dylan và Kazuo Ishiguro, Glück là tác giả thứ tư viết bằng tiếng Anh trong thập kỷ này đoạt giải. Louise Glück rõ ràng là nhà thơ tinh tế nhất trong số những người đoạt giải Nobel Văn học trong những năm gần đây. 


Tác phẩm
 
Thơ
*Con đầu lòng (Firstborn), 1968
*Ngôi nhà trên đầm (The House on Marshland), 1975
*Vườn (The Garden), 1976
*Khải hoàn của Achilles (The Triumph of Achilles), 1985
*Ararat, 1990
*Hoa diên vĩ hoang (The Wild Iris), 1992
*Cam giả (Mock Orange), 1993
*Bốn tập thơ đầu (The First Four Books of Poems), 1995
*Đồng cỏ (Meadowlands), 1997
*Cuộc đời mới (Vita Nova), 1999
*Bảy lứa tuổi (The Seven Ages), 2001
*Tháng mười (October), 2004
*Averno, 2006
*Đời sống nông thôn (A Village Life), 2009
*Thơ (Poems) 1962–2012
*Đêm trung thành và đoan chính (Faithful and Virtuous Night), 2014
 
Văn xuôi – Tiểu luận về thơ ca
*Bằng chứng và lý thuyết (Proofs and Theories: Essays on Poetry), 1994
*Đặc thù Mỹ (American Originality: Essays on Poetry), 2017
  


Eros

 


EROS
 
Tôi kéo ghế ra cửa sổ khách sạn để nhìn mưa.
 
Tôi như người trong mộng hay bị hôn mê –
đang ở trong tình yêu, dù vậy
tôi chẳng muốn điều gì.
 
Không muốn gặp lại anh hay đụng chạm.
Tôi chỉ muốn điều này:
căn phòng, mái tóc, tiếng mưa rơi
giờ lại giờ trong đêm xuân nồng ấm.
 
Tôi thỏa mãn. Tôi không cần gì nữa.
Con tim thắt lại, cần ít để lấp đầy.
Tôi nhìn mưa rơi trên thành phố tối –
 
Anh chẳng còn liên quan. Những thứ tôi làm
trong cuộc đời lăng xăng và tôi hết nợ
nhưng tôi đi như người ngủ đi rong.
 
Và anh sẽ không còn trong tôi nữa
Một đôi ngày ở thành phố xa xăm.
Một cái chạm tay, một câu chuyện suông
Và sau đó tôi tháo ra nhẫn cưới.
 
Đó là điều tôi muốn: được khỏa thân.
 
Eros
 
I had drawn my chair to the hotel window, to watch the rain.
 
I was in a kind of dream, or trance –
in love, and yet
I wanted nothing.
 
It seemed unnecessary to touch you, to see you again.
I wanted only this:
the room, the hair, the sound of the rain falling,
hour after hour, in the warmth of the spring night.
 
I needed nothing more; I was utterly sated.
My heart had become very small; it took very little to fill it.
I watched the rain falling in heavy sheets over the darkened city –
 
You were not concerned. I did the things
one does in daylight, I acquitted myself,
but I moved like a sleepwalker.
 
It was enough and it no longer involved you.
A few days in a strange city.
A conversation, the touch of a hand.
And afterward, I took off my wedding ring.
 
That was what I wanted: to be naked.
 

Thơ tình

  


THƠ TÌNH
 
Luôn có một cái gì đó được tạo ra từ nỗi đau.
Thí dụ như việc mẹ của anh đan áo.
Mẹ thường đan những chiếc khăn màu đỏ.
Cho dịp Giáng sinh, khăn giữ ấm cho anh
một khi mẹ anh chưa đi lấy chồng lần nữa
cứ mỗi lần mẹ của anh lại đem theo anh
ngần ấy năm mẹ giữ trong con tim góa bụa
như thể người chết còn quay lại trần gian.
Không có gì ngạc nhiên khi anh vẫn thế
anh sợ máu, và người phụ nữ của anh
là bức tường gạch sau những bức tường.
 
Love Poem
 
There is always something to be made of pain.
Your mother knits.
She turns out scarves in every shade of red.
They were for Christmas, and they kept you warm
while she married over and over, taking you
along. How could it work,
when all those years she stored her widowed heart
as though the dead come back.
No wonder you are the way you are,
afraid of blood, your women
like one brick wall after another.
 
 

Cây du


CÂY DU
 
Cả ngày tôi cố gắng phân biệt
nhu cầu của tôi là do khao khát.
Và trong bóng tối, tôi cảm thấy rằng
thật cay đắng biết bao và thật buồn
cho chúng tôi – những thợ xây, thợ mộc.
tôi nhìn vào những cây du chằm chặp
và tôi nhận ra cả một quá trình
cây đứng trong lặng yên và cây dằn vặt
thì khi đó tôi đã hiểu ra rằng
cây không tạo ra hình thù nào khác
ngoài những dạng hình xoăn.
 
Elms
 
All day I tried to distinguish
need from desire. Now, in the dark,
I feel only bitter sadness for us,
the builders, the planers of wood,
because I have been looking
steadily at these elms
and seen the process that creates
the writhing, stationary tree
is torment, and have understood
it will make no forms but twisted forms.

  

Lời thú nhận



LỜI THÚ NHẬN

Nói rằng tôi không sợ hãi gì –
Thì quả không đúng với sự thật.
Tôi sợ bệnh tình, sợ người ta làm nhục
Và giống mọi người, tôi có những ước mơ.
Nhưng tôi đã học cách che giấu chúng đi
Để bản thân mình tự bảo vệ
Từ việc thực hiện chúng: mọi hân hoan
Chỉ làm cho số kiếp thêm giận dữ. 
Chúng là chị em, những kẻ dã man
Và cuối cùng là chúng không hề có
Cảm xúc nào ngoài ghen ghét thù hằn.

Confession

To say I'm without fear--
It wouldn't be true.
I'm afraid of sickness, humiliation.
Like anyone, I have my dreams.
But I've learned to hide them,
To protect myself
From fulfillment: all happiness
Attracts the Fates' anger.
They are sisters, savages--
In the end they have
No emotion but envy.

  

Tình yêu đã mất



TÌNH YÊU ĐÃ MẤT

Chị gái tôi đã sống cả đời trên trái đất.
Chị được sinh ra và rồi đã chết.
Ở giữa những thứ này
Không một lời, không một ánh mắt hoạt bát.

Chị đã làm những gì như bao đứa bé
Chị ấy khóc. Nhưng chị chẳng muốn ăn.
Tuy nhiên mẹ tôi đã cố gắng dỗ dành
Để thay đổi số phận đầu tiên, sau đó là lịch sử.

Có điều gì đó đổi thay khi chị tôi đã chết
trái tim của mẹ tôi đã trở nên
rất cứng rắn và rất lạnh lùng
như một mặt dây chuyền nhỏ bằng sắt.

Sau đó tôi ngỡ như là cơ thể của chị gái tôi
là thỏi nam châm. Tôi cảm thấy rằng nó khắc
trái tim của mẹ tôi vào đất
để nó lớn lên ở nơi này.

Lost Love

My sister spent a whole life in the earth.
She was born, she died.
In between,
not one alert look, not one sentence.

She did what babies do,
she cried. But she didn't want to be fed.
Still, my mother held her, trying to change
first fate, then history.

Something did change: when my sister died,
my mother's heart became
very cold, very rigid,
like a tiny pendant of iron.

Then it seemed to me my sister's body
was a magnet. I could feel it draw
my mother's heart into the earth,
so it would grow.

 

Nỗi đau của Circe

 


NỖI ĐAU CỦA CIRCE

Cuối cùng ta cũng vội 
Đến gặp người vợ của chàng
Như vị thần, trong ngôi nhà của nàng
Ở Ithaca, bằng giọng nói
Không có cơ thể, và cô nàng
Ngừng dệt vải, bắt đầu quay đầu lại
Đầu tiên sang phải rồi sau sang trái
Mặc dù rất là vô vọng, tất nhiên –
Để mà nghe cho rõ những âm thanh
Từ một nguồn khách quan nào dẫn tới
Ta nghi ngờ cô sẽ quay về bên khung cửi
Với những gì mà cô đã biết bây giờ.
Khi nào chàng gặp lại thì hãy nới với cô
Rằng các vị thần đều giã từ như vậy:
Nếu ta thường xuyên ở trong đầu cô ấy
Thì ta mãi mãi ở trong cuộc sống của chàng.

Circe's Grief

In the end, I made myself
Known to your wife as
A god would, in her own house, in
Ithaca, a voice
Without a body: she
Paused in her weaving, her head turning
First to the right, then left
Though it was hopeless of course
To trace that sound to any
Objective source: I doubt
She will return to her loom
With what she knows now. When
You see her again, tell her
This is how a god says goodbye:
If I am in her head forever
I am in your life forever.


Huyền thoại về sự tận tâm

HUYỀN THOẠI VỀ SỰ TẬN TÂM   Khi Hades* quyết định yêu cô gái dễ thương thần đã xây cho cô một bản sao nơi trần thế mọi thứ đều giống y, bao ...